5 cách trị rận cho mèo tại nhà cực hiệu quả
1. Rận mèo là gì?
Rận mèo là loài ký sinh trên mèo, thường sống trong lông mèo. Chúng cắn và hút máu từ da mèo, gây ngứa ngáy và khó chịu cho thú cưng, khiến mèo gãi và cắn liên tục, làm rụng lông và gây tổn thương nghiêm trọng cho vùng da nhiễm rận. Nếu không được điều trị, mèo bị nhiễm rận lâu ngày có thể bị nhiễm trùng và mắc các bệnh khác như giun sán, ghẻ, nấm,...
Ngoài ra, rận mèo còn có thể truyền bệnh từ mèo này sang mèo khác, làm tình trạng lây lan nhanh chóng trong môi trường có nhiều mèo. Để bảo vệ mèo khỏi rận, việc duy trì vệ sinh cho thú cưng và môi trường sống là rất quan trọng. Việc kiểm tra lông và da mèo thường xuyên cũng giúp phát hiện sớm và điều trị kịp thời, ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng.
2. Nguyên nhân mèo bị nhiễm rận
- Tiếp Xúc Với Mèo Bị Nhiễm Rận: Khi mèo tiếp xúc với mèo khác bị nhiễm rận, chúng dễ dàng lây nhiễm từ mèo này sang mèo khác.
- Môi Trường Sống Không Sạch Sẽ: Môi trường sống bẩn, không được vệ sinh thường xuyên có thể là nơi lý tưởng cho rận phát triển và sinh sôi.
- Thiếu Vệ Sinh Cá Nhân Cho Mèo: Không tắm rửa và chải lông cho mèo thường xuyên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho rận bám vào lông và da mèo.
- Mèo Thường Xuyên Ra Ngoài: Mèo hay ra ngoài, đặc biệt là ở những nơi có nhiều cây cỏ hoặc động vật hoang dã, dễ bị nhiễm rận từ môi trường.
- Tiếp Xúc Với Đồ Dùng Nhiễm Rận: Mèo có thể bị nhiễm rận khi tiếp xúc với đồ dùng như chăn, đệm, hoặc đồ chơi bị nhiễm rận.
- Lây Nhiễm Từ Người: Người có thể vô tình mang rận từ bên ngoài về nhà và lây nhiễm cho mèo thông qua quần áo, giày dép, hoặc các vật dụng cá nhân.
3. Làm thế nào nhận biết mèo đang có ve rận?
Rận và bọ chét là những ký sinh trùng phổ biến ở mèo con, gây ra nhiều phiền toái và bệnh tật. Dưới đây là một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết mèo bị rận để áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp.
- Ngứa Ngáy Liên Tục: Mèo con bị rận thường có biểu hiện ngứa ngáy do phản ứng dị ứng với protein trong nước bọt của rận. Điều này dẫn đến hành vi cắn hoặc liếm lông liên tục.
- Cắn Chân và Đuôi: Mèo thường xuyên cắn vào chân sau, đặc biệt là xung quanh đuôi và đùi, là một dấu hiệu khác của việc bị rận.
- Nốt Màu Đỏ hoặc Đen Trên Cơ Thể: Nếu thấy những nốt màu đỏ hoặc đen trên cơ thể mèo, đó có thể là phân của bọ chét. Đây là dấu hiệu cần lưu ý và cần phải áp dụng các biện pháp điều trị ngay lập tức.
- Dị Ứng Nghiêm Trọng: Một số mèo con có thể có phản ứng dị ứng nghiêm trọng với nước bọt của bọ chét, gây sưng tấy.
- Dị ứng da và các dấu hiệu mèo bị rận có thể xuất hiện ngay lập tức, khoảng 5 – 6 giờ sau khi bị cắn, hoặc thậm chí sau 24 – 48 giờ. Nên tìm cách diệt bọ chét mèo ngay khi thấy các dấu hiệu này để tránh các biến chứng nghiêm trọng.
4. Các cách trị rận cho mèo hiệu quả tại nhà
Nếu bạn phát hiện mèo của bạn xuất hiện rận thì nên có những biện pháp chữa cho thú cưng càng sớm càng tốt để giúp mèo của bạn sớm khỏe mạnh và phòng các bệnh liên quan. Sau đây là 6 cách trị rận hiệu quả mà bạn có thể tham khảo và thực hiện ngay nhé!
4.1. Sử dụng thuốc xịt khử trùng
Thuốc xịt khử trùng cho mèo có tác dụng tiêu diệt và ngăn chặn các mầm bệnh truyền nhiễm, các loại vi khuẩn có hại và các ấu trùng ký sinh trên mèo trong môi trường sống của chúng. Chủ nuôi có thể xịt trực tiếp lên cơ thể ngoài bề mặt da là lông của mèo để thanh trùng cơ thể cho mèo và xịt vào môi trường sống của thú cưng để tăng hiệu quả diệt rận, giảm khả năng mèo tái nhiễm rận.
4.2. Sử dụng sữa tắm trị rận
Để thực hiện phương pháp này, bạn cần chuẩn bị một chậu nước ấm và có thể thêm một miếng bọt biển để làm sạch hiệu quả hơn. Lấy một ít sữa tắm ra tay hoặc miếng bọt biển, tạo bọt và xoa đều khắp cơ thể mèo. Hãy để xà phòng trên cơ thể mèo ít nhất 50 - 90 giây để tối đa hóa hiệu quả diệt rận. Sau đó, rửa lại bằng nước ấm thật kỹ càng.
Sau khi tắm xong, bạn nên dùng một chiếc khăn để lau khô lông mèo rồi sấy lông cho mèo. Để tăng khả năng tiêu diệt rận, bạn có thể rắc phấn rôm hoặc baking soda lên lông mèo. Việc này giúp rận mất nước và chết.
Nên thực hiện phương pháp này thường xuyên để ngăn ngừa tái nhiễm rận và đảm bảo vệ sinh cho mèo.
4.3. Dùng tinh dầu bạc hà
Đối với các vùng da bị tổn thương do rận cắn, bạn chuẩn bị khoảng 3 giọt tinh dầu bạc hà trộn với 1ml dầu dừa, thấm vào tăm bông rồi chấm vào các vùng này. Cách này giúp làm sạch bề mặt da cho mèo cũng như diệt khuẩn hiệu quả mà không gây hại cho da mèo.
Bạn cũng có thể pha loãng tinh dầu bạc hà với nước, dùng bình xịt rồi xịt lên lông mèo giúp đuổi rận rất hiệu quả. Cách này còn giúp mèo cảm thấy thư giãn và hoạt bát hơn nữa. Tuy nhiên, chủ nuôi cũng cần phải giữ vệ sinh cho mèo thật tốt và chăm sóc tỉ mỉ để phòng nhiễm rận trở lại.
Nên thực hiện phương pháp này thường xuyên để ngăn ngừa tái nhiễm rận và đảm bảo vệ sinh cho mèo.
4.4. Dùng thuốc trị rận cho mèo
Thuốc trị rận cho mèo có nhiều dạng, nhưng phổ biến nhất là dạng xịt và dạng nhỏ gáy. Tùy vào tình trạng và cơ địa của từng con, chủ nuôi sẽ lựa chọn loại thuốc phù hợp để điều trị cho thú cưng của mình.
Các loại thuốc này có tác dụng làm tê liệt thần kinh của rận, tiêu diệt tức thì các loại rận, đồng thời ngăn chặn sự phát triển của ấu trùng và trứng rận trên lông mèo. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y về nồng độ và liều lượng của thuốc trước khi sử dụng để tránh gây ngộ độc cho mèo.
4.5. Dùng vòng đeo cổ trị rận
Các loại vòng được làm từ thành phần từ thiên nhiên có tác dụng tiêu diệt các loại ký sinh sống cơ thể của mèo. Ngoài ra, tinh dầu ở sản phẩm này còn ức chế thần kinh khiến rận không dám bò đến gần vật nuôi mà không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào. Vì thế, chúng ta hãy cho thú cưng đeo hàng ngày để đạt được hiệu quả điều trị cũng như phòng rận tốt nhất.
Các loại thuốc này có tác dụng làm tê liệt thần kinh của rận, tiêu diệt tức thì các loại rận, đồng thời ngăn chặn sự phát triển của ấu trùng và trứng rận trên lông mèo. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y về nồng độ và liều lượng của thuốc trước khi sử dụng để tránh gây ngộ độc cho mèo.